Wednesday, February 15, 2012

Nhôm kính vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các trường phái kiến trúc hiện đại

Posted by babyturtleslovely at 6:49 PM

Những KTS thuộc trường phái kiến trúc hiện đại trên thế giới, những KTS thuộc trường phái Chicago thế kỷ XIX đã sử dụng vật liệu nhom kinh để tạo nên những cửa sổ rộng lớn cho những ngôi nhà chọc trời đầu tiên của mình, đó là những “cửa sổ Chicago” nổi tiếng. Hai KTS Burnham và Root năm 1890 -1895 đã xây dựng ngôi nhà chọc trời Reliance Building với khung kim loại và tường hoàn toàn bằng kính. Ngôi nhà này được coi là tiền thân của những ngôi nhà chọc trời bằng kính và thép của Miesvander Rohe sau này. Năm 1895, Louis Sullivan, một thủ lĩnh quan trọng nhất của trường phái Chicago đã xây dựng ngôi nhà của hãng bảo hiểm Guaranty Trust Building. Ðiều đáng chú ý của ngôi nhà này là tầng trệt có những mảng tường bằng kính lớn trông rõ cả bên trong nhà. Có thể coi đây là hình ảnh đầu tiên của loại nhà trên cột, một trong 5 nguyên tắc của ngôi nhà của chủ nghĩa công năng mà Le Corbusier tổng kết sau này.
Vật liệu nhom kinh đã góp phần tạo nên những phương án kiến trúc hiện đại đưa trường phái của chủ nghĩa cấu tạo Nga những năm sau Cách Mạng tháng Mười trở thành tiên tiến nhất thế giới. Năm 1924 ba anh em Vesnin chiếm giải Nhất cuộc thi phương án Tòa soạn báo Sự thật ở Leningrat. Ngôi nhà bằng khung kim loại và tường hoàn toàn bằng kính. Ngôi nhà đã đi trước thời đại và là mẫu mực điển hình của chủ nghĩa cấu tạo Nga. Ngay như thang máy chạy bộ trong lồng kính, một chi tiết kiến trúc mà gần đây mới thực hiện, đã được anh em Vesnin thiết kế trong phương án này trước đây hơn 80 năm.
Miesvander Rohe, một thủ lĩnh của chủ nghĩa công năng, cha đẻ của nhà chọc trời bằng kính và thép, ngay từ năm 1920 đã sáng tác một mô hình nhà chọc trời bằng thủy tinh. Ngôi nhà có 2 trụ lớn cố định, trong đó là cầu thang, thang máy và các đường ống kỹ thuật. Toàn bộ các sàn nhà hoàn toàn để trống, đó là “không gian vạn năng” có thể đáp ứng mọi công năng khác nhau bằng cách sử dụng các vách ngăn nhẹ. Mãi đến năm 1958 ông mới thực hiện được “không gian vạn năng” ấy trong công trình Seagram Building nổi tiếng ở New York. Năm 1940, Miesrander Rohe thiết kế toàn bộ Học viện công nghệ Illinois bang Massachusett. Mặt bằng tổng thể Học viện gồm khoảng trên 20 hạng mục công trình. Tất cả đều có dạng hình hộp chữ nhật, thấp tầng, có bộ khung kim loại và tường bằng kính. Ngôi nhà đẹp nhất trong toàn bộ học viện là Khoa Kiến trúc gọi là Crown Hall, một tầng hình hộp chữ nhật bẹt. Ðến nhà thờ trong Học viện cũng không thoát khỏi hình dạng một hình hộp chữ nhật thẳng tầng có tường bằng mảng kính lớn. KTS Philip Johnson, một trong những cộng sự thân thiết của Mies, là đồng tác giả với ông trong tòa cao ốc Seagram Building, đã xây dựng cho mình một ngôi nhà riêng trong khu vườn ở Connecticut. Ðó là một hộp kính trong suốt, trong có một hạt nhân cố định là một trụ tròn bên trong là buồng tắm. Ngôi nhà độc đáo này đại diện cho phong cách quốc tế của kiến trúc hiện đại thế giới.
Chủ nghĩa công năng cũng được vật liệu kính hỗ trợ rất nhiều để biểu hiện được tư tưởng của mình. Ngay từ năm 1911, KTS Watter Coropiut đã thực hiện một công trình đưa tên tuổi của ông lên hàng đầu những KTS hiện đại ở Châu Âu. Ðó là nhà máy Fagus, công trình gây kinh ngạc cho mọi người vì ở góc nhà thường là một cột chịu lực nhưng ở đây lại là nơi gặp nhau của hai tấm kính trong suốt. Người ta nói rằng đây là một công trình xây dựng “không trọng lượng” đầu tiên, là sự tìm tòi cái trong suốt, một tính chất của kiến trúc hiện đại. Trường Banbaus ở Dessan (Ðức), được Watter Cropius xây dựng năm 1926 cũng có những mảng tường kính vượt ba tầng nhà khu vực xưởng thực hành với các góc nhà là hai mảng tường kính trong suốt thẳng góc với nhau. Những mảng tường kính lớn làm tăng thêm ấn tượng trong suốt của các khối đan lồng vào nhau, tăng hiệu quả không gian 3 chiều. Ðó cũng là một tính chất của trường phái hội họa lập thể mà Le Corbusier say mê. Ông đã vẽ tranh lập thể suốt đời, đã từng triển lãm tranh sơn dầu lập thể ở Paris. Hội họa lập thể đã giúp ông rất nhiều trong sáng tác kiến trúc.
Trường phái kiến trúc hữu cơ cũng được vật liệu nhom kinh hỗ trợ đắc lực. Những mảng tường kính lớn trong ngôi biệt thự trên thác (Falling Watter) của Frank Loyd Wright cũng như những tường kính trong ngôi biệt thự “Ngôi nhà ở khu rừng chân đồi”, ngôi nhà ở sa mạc và ngôi nhà Lowell House của Richard Newtra đã khiến những người trong nhà tưởng mình đang ở ngoài thiên nhiên, trên dòng suối trong rừng hay trong sa mạc. Ngôi nhà của Robert Leonhardt House do Philip Johnson làm ở Long Island, New York năm 1956, có một phòng sinh hoạt là một hộp kính ở tầng hai, ở dưới trống như một nhà sàn. Trong buồng kính, con người được bảo vệ khỏi những bất lợi của môi trường nhưng vẫn hòa nhập như sống trong thiên nhiên.
Vật liệu kính trường phái chủ nghĩa Thô Mộc xuất hiện năm 1953 tại Anh Quốc do hai vợ chồng KTS Peter và Alison Smithson đề xướng. Chủ nghĩa Thô Mộc nhấn mạnh tính chất chân thật của ngôi nhà tính nghiêm khắc trong việc sử dụng vật liệu và tính trong suốt của công trình (có nghĩa là không che dấu). Tác phẩm tiêu biểu nhất của vợ chồng Smithson là trường trung học Hunstanton xây dựng năm 1954 tại Norfolk (Anh). Công trình được coi như bản tuyên ngôn của trường phái chủ nghĩa Thô Mộc, để lộ cả kết cấu và đường ống dẫn nước nhờ các tường kính trong suốt.
Cụm công trình Economist Building xây dựng năm 1959 - 1964 tại London cũng mang tính chất chân thực, nghiêm khắc và trong suốt nhờ vật liệu kính.
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & THƯƠNG MẠI CƠ KHÍ HOÀNG KIM
Địachỉ: 152 NguyễnAnNinh
Fax: (04). 36288255
Mr. Kim: 091 235 6760
Email: Hoangkim.nhomkinh@gmail.com
Website: http://nhomkinhhoangkim.com.vn

Nhom kinh | Nhom kinh gia re | Nhom kinh tot | Cong ty nhom kinh

0 comments:

Post a Comment

 

love forever! Copyright © 2011 Design by Ipietoon Blogger Template | web hosting